Hiện này, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ngành Luật ở hai bậc: Đại học và Sau Đại học. Trong đó, ở Bậc Đại học bao gồm đào tạo cử nhân ngành Luật và cử nhân ngành Luật Kinh tế. Ở Bậc Sau Đại học đào tạo cao học Luật Kinh tế.
A. BẬC ĐẠI HỌC
I. NGÀNH LUẬT
Ngành Luật bắt đầu được đào tạo từ năm 2015 (trước đó ngành luật đã từng được đào tạo từ năm 1993 tại trường Đại học Mở Bán Công Tp.HCM). Chương trình đào tạo ngành Luật có 125 tín chỉ, được tổ chức đào tạo trong 4 năm, bao gồm khối kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên nghiệp. Sinh viên được cung cấp kiến thức rộng, vững về các ngành Luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc và cuộc sống…đồng thời Sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và phù hợp về kinh tế, quản trị, xã hội để bổ trợ cho công việc sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Sinh viên được thực hành rèn luyện các kỹ năng: Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu làm việc độc lập cũng như kỹ năng ứng dụng các kiến thức pháp luật trong công việc và trong đời sống. Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng – đàm phán, … đạt năng lực ngoại ngữ và tin học quy định của Bộ GDĐT bậc đại học. Sinh viên được bồi dưỡng hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, nghề nghiệp và cộng đồng.
II. NGÀNH LUẬT KINH TẾ
Ngành Luật kinh tế được đào tạo từ năm 2009.
Chương trình đào tạo ngành Luật Kinh tế có 126 tín chỉ được tổ chức đào tạo trong 4 năm, bao gồm khối kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên nghiệp. Sinh viên được cung cấp kiến thức rộng và vững về các ngành Luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc và cuộc sống…đồng thời chuyên sâu hơn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Ngoài ra sinh viên được trang bị kiến thức bổ trợ về kinh tế, quản trị, kế toán, tài chính doanh nghiệp để phục vụ cho nghề nghiệp. Bên cạnh đó, Sinh viên được thực hành rèn luyện các kỹ năng: Kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng nghiên cứu làm việc độc lập cũng như kỹ năng ứng dụng các kiến thức pháp luật trong công việc và trong đời sống. Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng – đàm phán, … đạt năng lực ngoại ngữ và tin học quy định của Bộ GDĐT bậc đại học. Sinh viên được bồi dưỡng hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, nghề nghiệp và cộng đồng.
III. CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
Khi hoàn thành chương trình học, sinh viên ngành Luật sẽ được cấp bằng cử nhân Luật, sinh viên ngành Luật Kinh tế được cấp bằng cử nhân Luật Kinh tế có thể làm việc tại:
Cơ quan nhà nước, đoàn thể:
- UBND các cấp, Bộ, cơ quan ngang bộ, sở, phòng, ban chuyên môn tại các tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã. (ở các vị trí như: chuyên viên, quản lý tại các bộ phận nhân sự, chính sách, pháp luật, tuyên truyền pháp luật):
- Tòa án (thư ký tòa án, thẩm phán khi hội đủ điều kiện), Viện kiểm sát (chuyên viên, kiểm sát viên khi hội đủ điều kiện), Cơ quan Thi hành án (chuyên viên, chấp hành viên khi hội đủ điều kiện), Công an…
Các tổ chức tư vấn luật hoặc doanh nghiệp: Luật sư, chuyên viên pháp lý tại các ngân hàng, doanh nghiệp, văn phòng Luật, công ty Luật, phòng công chứng…
Các viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục và đào tạo có liên quan: nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên dạy luật tại các Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu, Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm đào tạo nghề…
B. BẬC SAU ĐẠI HỌC
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo cao học Luật Kinh tế từ năm 2015 (Xem chi tiết tại đây)